Chọn: Đăng ký miễn phí ( Miễn phí hoàn toàn 100%) Web chát sex ChatOla.Org tự hào là trang ket ban truc tuyen hữu ích trên điện thoại, mỗi ngày có hàng nghìn lượt đăng ký tham gia và không ngừng gia tăng.
Hồi 1
Người Á Đông, luôn cả người Ấn Độ, theo văn hoá cổ truyền vẫn còn tin ít nhiều vào truyền thuyết, sự luân hồi, nhờ vậy mà sống hài hoà với thiên nhiên, đồng loại. Đoá hoa xinh đẹp phải chăng có linh hồn, nên xem hoa như bạn thân, vẽ đoá hoa, cục đá, nhánh trúc tức là vẽ bóng dáng con người, hoặc vẽ chính chân dung mình. Con bướm, con khỉ có thể lần hồi tiến hoá, trở thành sinh vật hoàn chỉnh hơn. Người ăn mày phải chăng từ kiếp trước mắc tội? Những ý nghĩ ấy vẫn còn chìm lắng trong tiền thức, điều khác biệt với Tây phương. Bởi vậy truyện Liêu Trai của Bồ Tùng Linh mãi được tán thưởng, nhân vật phần lớn là chồn mang lớp người, kiếp trước là người, nhưng bị áp bức phải đầu thai làm chồn, hư hư thực thực, có hồ ly hiền cũng có hồ ly ác. Nên kể một thể loại đặc thù là truyện thần kỳ, điển hình là Tây Du Ký đã gây dư luận tốt từ Á sang Âu. Những nhân vật nửa người nửa tiên thánh, ăn uống như người bình thường, đầy dục vọng, biết bay nhảy bất chấp qui luật về vật lý, không cần đến con tàu vũ trụ cồng kềnh hoặc dùng thuốc trụ sinh khi đau ốm. Những thể loại nói trên được chỗ đứng vững trong văn học. Tại sao? Câu trả lời rất đơn giản. Tuy siêu thực nhưng rất là hiện thực. Nhữngnhân vật hồ ly, Tôn Ngộ Không, Bát Giới hãy còn có mặt chung quanh ta, thậm chí trong bản thân ta.
Đưa nhân vật trai trẻ là Trần Dũng vào Yêu truyền kiếp, tác giả mạnh dạn đặt vấn đề chung thuỷ trong tình yêu. Khi đã yêu, hẳn có nhiều động cơ sâu sắc, lắm khi lấy nhan sắc, tiền tài thế lực, sự trẻ trung ta vẫn không tài nào giả thích trọn vẹn. Trần Dũng lên đường đến tận chốn ma thiêng nước độc của miền Thượng Du Bắc Bộ để gặp chúa Ngàn, tức là nữ thần chúa rừng núi. Nữ chúa này không có tuổi, một nhân vật huyền thoại trẻ mãi không già, như ngày nay ta hình dung lại Mỵ Nương, Tây Thi, Thúy Kiều. Ông cha, tổ tiên đời trước mang món nợ gì thì thế nào đến kiếp sau, trong dòng họ cũng phải có người trả món nợ ấy. Đây không phải nợ tiền bạc, nợ máu, lường gạt cướp bóc mà là món nợ tình. Không được trọn yêu nhau trong kiếp trước thì hạn trả vào kiếp sau trong điển cố văn học gọi là “hương lửa ba sinh”. Yêu để giữ lời hứa danh dự, bất chấp khó khăn, vượt thời gian. Về hình thức, đây là thể loại thần kỳ, dị thường – mà Âu Mỹ vẫn có, xem là văn học đứng đắn - với thực chất là đề cao tình người. Đã là yêu thì không phân biệt xưa nay. Con người của huyền thoại cứ trẻ mãi không già. Có lẽ ta không cường điệu nếu cho rằng “Yêu truyền kiếp” đã đề cao sự đoàn kết, với huyền thoại trăm trứng trăm con từ thời cổ sơ giữa người Kinh và các dân tộc thiểu số.
Tác giả đã thành công hay không? Trả lời ngay là quá sớm và ngoài sự phỏng đoán của người viết lời giới thiệu. Chỉ thấy văn của Hoàng Ly - Đỗ Hồng Linh khá hấp dẫn, lôi cuốn, từng chập đánh thức sự tò mò của bạn đọc. Xem những trang đầu, chẳng ai đoán được phần cuối sẽ ra sao. Theo tôi, đây là một trong những yếu tố cần thiết để người viết văn thành công.
------------------
Mưa phùn, gió bấc. Trời rét căm căm, mây mù sa thấp. Một đêm thượng tuần tháng chạp.
Hà Nội về khuya vắng lặng, hàng cây bên đường rủ bóng vật vờ ướt át, gió đưa xáo xạc. Bóng đèn điện kẻ từng hàng thẳng tắp, xa hun hút một phố dài võng xuống như trĩu nặng nỗi buồn đêm mưa.
Thỉnh thoảng một chiếc xe hơi đen ướt loáng chạy qua, bánh xe nghiến nước tung toé hắt lên cả khách bộ hành lướt thướt đi dưới hàng hiên.
Bờ Hồ Gươm liễu rủ, mỗi cơn gió thổi, vài chiếc lá vàng bay dật dờ chao qua chao lại trong ánh đèn vàng vọt rồi đáp xuống mặt hồ trôi đi, lạc lõng.
Chợt từ trong bóng cây, một bóng người lặng lẽ đi ra gần bờ nước, hờ hững bước lên cầu Thê Húc, đứng nhìn mặt nước hồi lâu khẽ buông một tiếng thở dài, quay ra đi về hướng Hàng Khay.
Ánh đèn loang lổ soi mặt người tuổi trẻ vẻ đậm nét mang mang tư lự. Chàng ta đội mũ “phớt”, mặc “Măng tô xan”, ngoài khoác áo mưa, dáng cao, lẳn người, trông đầy vẻ phong lưu trí thức.
Ngang qua vũ trường Taverne Royale bước chân người tuổi trẻ chợt chậm lại. Tiếng nhạc vũ từ trong hắt ra dập dìu nhún nhảy điệu “Tăng gô”.
Bỗng từ xa, phía Nhà Kèn, một chiếc xe hơi đít vịt đang phóng vùn vụt tới chợt “phanh” gấp.
Ké…ét! Tiếng thắng xe bất thần khiến chàng trai giật mình quay lại cau mày nhìn.
Một người đàn ông trạc ba mươi, khổ người cao to như lực sĩ khoác chiếc “Pa đờ xuy” màu xám nhạt đẩy cửa bước vội xuống nói như reo :
- Dũng! Ôi chao! Đêm khuya mưa phùn gió bấc, sao lại lang thang bờ hồ thế này?
- À, Đạt! Mình đi tản bộ chút! Đêm nay, tự nhiên lại thấy trống trải bâng khuâng như nhớ … dĩ vãng xa xôi tự kiếp nào!
Chàng tuổi trẻ tên Dũng nhìn bạn, cười khó hiểu.
Hai người là bạn thân, Hoàng Đạt lớn hơn chàng mấy tuổi, là võ sĩ quyền Anh, hiện làm huấn luyện viên, mở phòng tập tại Hà Nội. Ngoài môn đánh “bốc” Đạt còn dạy cả võ Trung Hoa. Một chàng trai đáng kể vào hàng “giang hồ hảo hán”, chơi với bạn rất tốt!
Riêng Trần Dũng hiện còn là sinh viên. Chàng và Đạt gần nhau qua cái “duyên” võ nghệ.
Dũng là kẻ thích văn chương thơ phú, trọng văn học nhưng cũng chuộng côn quyền, say mê nghiệp võ. Tuy tính rất đa cảm, thường đuợc bằng hữu gán cho cái tên “Dũng thi sĩ”.
- Mình kiếm chỗ nào ấm áp giải sầu đi, Dũng! Cậu thích Taverne Royale này hay lại đằng Bồng Lai?
Đạt ân cần ngó Dũng, vẻ cảm thông với tâm trạng người bạn đa sầu.
- Ồ! Cậu biết đó! Tớ … không hợp lắm với khung cảnh đăng xinh, vào chỉ càng thêm lạc lõng.
Dũng nhún vai bảo Đạt. Nhà võ sĩ quyền Anh khẽ gật, cười xoà, kéo bạn lên xe.
- Vậy thì trực chỉ cao lâu Hàng Buồm! Hà! Với “thi sĩ” thì chỉ có Trúc Diệp Thanh mới nguôi được nỗi sầu vạn cổ! Hà hà!
Xe qua mấy dãy phố, đến khu Hàng Buồm, Hoàng Đạt chọn một hiệu ăn khách trú quen thuộc mời bạn vào.
Hai chàng tuổi trẻ lên gác tìm một bàn sát ban công vừa trò chuyện vừa đưa mắt ngắm nhìn phố xá rét mướt, tận hưởng cái phong vị của Hà Nội đêm mưa.
Đạt luôn miệng giục bạn ăn nhưng Trần Dũng lại uống nhiều hơn, vẻ mặt càng lúc càng thêm trầm cảm, ít nói hẳn. Chừng như chàng trai lại đắm chìm vào thế giới suy tưởng của riêng mình.
Đến nỗi nhiều lúc quên cả đối đáp với bạn.
Hoàng Đạt vốn đã quen với biểu hiện nội tâm của bạn, chỉ nhún vai mỉm cười, không trách.
Từ khi trở thành bằng hữu Dũng thường kể về tâm trạng buồn vẩn vơ không căn cứ rất ghê gớm của chàng!
Đạt xem đó là một “căn bệnh” mà những kẻ có tâm hồn lãng mạn thường hay mắc phải. Có lần chàng đã bảo thẳng với Trần Dũng như vậy, nhưng Dũng lắc đầu phản đối :
- Cậu không hiểu! Chẳng phải mình giống như các tay “lãng mạn còm” ấy đâu! Nỗi buồn của mình không chỉ là một trạng thái nhất thời, mà “nó” đã đè nặng trong lòng mình từ thuở mới biết ý thức đến giờ! Càng ngày càng nặng trĩu! Khủng khiếp dày vò vô cùng! Nguyên nhân chưa rõ do đâu nhưng mình cảm thấy mơ hồ dường như “nó” có liên quan từ … tiền kiếp của mình!
Chàng sinh viên tỏ vẻ khổ sở thở dài khiến Đạt ái ngại lảng sang chuyện khác. Bụng vẫn cho rằng bạn lãng mạn, giàu tưởng tượng. Nếu chẳng ngại vì Dũng bị chạm tự ái có lẽ chàng đã khuyênbạn nên tới gặp một “đốc tờ” chuyên khoa về thần kinh!
Chính “căn bệnh” quái gở đó đã lôi Dũng ra khỏi giường đi lang thang vô định giữa kinh thành Hà Nội trong đêm nay trước khi gặp Đạt.
- Thêm một bình nữa nhé?
Đạt hỏi bạn. Trần Dũng châm điều xì gà thứ hai, gật gù :
- Tất nhiên! Đêm nay tớ phải uống say mới thôi! À! Đổi “gu” đi, thứ này hơi nhẹ! Bảo nó kiếm một chai Mạc-ten cổ lùn, hay hơn!
Hoàng Đạt gọi người hầu bàn tới, chưa kịp bảo bỗng có tiếng chân chạy rầm rập lên cầu thang. Thực khách cùng quay lại nhìn, chỉ thấy một người đàn ông trạc bốn mươi đội mũ dạ vụt nhô lên dòm nhớn nhác vẻ muốn tìm ai đó.
- Kìa! Chú Tài Lực!
Trần Dũng nhác thấy vội gọi giật. Người đàn ông nhận ra chàng hấp tấp bước lại, kêu lên :
- Cậu Ba! Trời! Tôi đi tìm cậu từ bảy giờ tối đến giờ! May quá!
Hai người tuổi trẻ cùng thoáng giật mình, Trần Dũng đứng phắt dậy hỏi dồn :
- Chuyện gì thế? Sao lại lên tìm tôi giờ này?
Tài Lực, người lái xe cho cha Trần Dũng dưới Nam Định, vừa thở vừa đáp :
- Tôi tìm cậu ba khắp Hà Nội! Cụ lớn ở nhà bỗng lên cơn đau, truyền lên đón cậu về gấp! Xem chừng … cụ khó qua nổi! cụ bảo có chuyện quan trọng cần phải gặp cậu Ba!
- Hả?
[br]Trần Dũng lộ vẻ kinh mang, sửng sốt hỏi lại :
[br]- Còn các anh tôi?
[br]- Bẩm, cậu Cả, cậu Hai chắc đã về Nam Định cả rồi!
[br]Trần Dũng quay sang nhìn Hoàng Đạt. Không đợi bạn nói, họ Hoàng khoát tay :
[br]- Mình cùng về Nam với cậu!
[br]Đạt vốn quí Trần Dũng, thấy bạn gặp chuyện không may bất ngờ, chàng chẳng đành rời bạn.
[br]- Vậy ta đi thôi!
[br]Dũng khẽ gật đầu bảo cả hai.
[br]Ba người rời khỏi tiệm ăn. Mấy phút sau hai chiếc xe hơi xả hết tốc lực chạy trên quốc lộ như tên bắn.
[br]Hơn hai giờ khuya xe tới Nam Định, qua cổng Hậu vào phố. Mưa phùn vẫn sụt sùi. Qua Paul Bert, vòng về phía vọng Cung, xe dừng trước cổng một toà nhà lớn.
[br]Xe dừng sát thềm, Trần Dũng, Hoàng Đạt theo Tài Lực nhảy xuống bước vụt vào. Lính hầu, gia nhân nam nữ, họ hàng đứng đầy. Một người trạc ba mươi, dáng mập mạp từ trên gác chạy xuống, nắm tay Dũng ứa nước mắt, giọng chìm hẳn :
[br]- Chú Ba! Chú về hơi muộn! Thầy vừa “đi” được nửa giờ!
[br]Trần dũng đứng lặng mươi khắc, bàng hoàng. Người vừa nói đó là Trần Thường, anh cả Dũng.
[br]Chàng trai theo mọi người lên gác. Trong căn phòng cổ kính, ông già Trần Hùng, nằm ngay ngắn trên giường, mặt phủ một tờ giấy bản trắng toát. Trần phu nhân ngồi cạnh đó khóc nghẹn.
[br]- Mẹ!
[br]Dũng cúi xuống lật tờ giấy bản nhìn mặt phụ thân, phu nhân gạt lệ bảo :
[br]- Thầy bỗng lên cơn bạo bệnh lập tức cho tìm các con về! Nửa giờ trước thầy còn hỏi! Thầy có chuyện quan trọng muốn nói với con!
[br]Dũng lấy khăn lau nước mắt nhìn mẹ thoáng ngạc nhiên :
[br]- Thưa, chuyện gì đó mẹ? Sao không nói với hai anh con?
[br]Trần phu nhân chợt đưa mắt ra hiệu cho mọi người lui hết, trong phòng chỉ còn ba người con trai lớn.[br][br][br]Hồi 2
[br]Người mệnh phụ im lặng nhìn các con hồi lâu, khẽ tằng hắng cất lời :
[br]- Thầy “đi” hồi một giờ ba mươi lăm phút, lòng ân hận vô cùng vì không cho con biết sớm! Thầy chỉ trối những việc bình thường còn việc chính như chúc thư và “việc kia” thầy dặn phải chờ … tổ phụ về định đoạt!
[br]Trần Dũng không khỏi cau mày hỏi lại :
[br]- Chờ tổ phụ về ư? Tổ phụ nào? Thầy mê sảng đến thế ư?
[br]- Không đâu con! Thầy tỉnh đến khi nhắm mắt!
[br]Người anh cả Trần Thường lắc đầu xen vào đáp :
[br]- Tôi cũngnghe lời thầy trối mọi chuyện để cụ tổ về định đoạt! Và theo đúng di ngôn lập nguyện của dòng họ Trần thì chính chú là … tổ phụ!
[br]- Trời! Anh cũng loạn trí rồi ư?
[br]Trần Dũng sửng sốt kêu lên. Nhưng Trần phu nhân đã nghiêm giọng nói luôn :
[br]- Dũng! Anh cả con không loạn trí, chỉ có con chưa biết chuyện bí ẩn của dòng họ Trần ta, vì thầy con đã do dự suốt hai mươi mấy năm chưa dám cho con rõ!
[br]Ánh nến lắt lay, hắt toả lên khuôn mặt hu nhân mờ ảo, giọng bà trầm trầm xa xăm như từ dĩ vãng vọng về :
[br]- Chuyện như vầy! Ngót bảy mươi năm xưa, cụ Tam đại các con làm võ tướng triều đình, chống giặc khắp các miền thượng du đất Bắc. Thường cùng Tôn Thất Thuyết, Hoàng Kế Viêm, Ông Ích Khiêm hợp với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đánh quân Tây Dương, quân Cờ Vàng Hoàng Sùng Anh, cờ Trắng Bàn Văn Nhị v.v…. Cụ nhà ta văn võ song toàn làm đến chức Tĩnh Biên phó sứ thì mất bởi một cơn đau ngực lạ lùng! Trước khi thác, người có di ngôn lại là sẽ… trở về cõi thế, đầu thai vào cửa nhà Trần ta! “Người” có viết tên họ “Người” vào hai lòng bàn chân, hẹn con cháu, về sau nếu đẻ con trai cứ thấy ai có hai chữ dưới lòng bàn chân tức đó là “Người”! Sau này, con cháu vẫn giữ kín di ngôn bí mật đó, nhưng ông nội con sinh nhiều con, vẫn không thấy! Đến đời thầy con, lần thứ ba mẹ vừa chuyển bụng đẻ ra con, ai nấy đều giật mình, thấy chữ ở lòng bàn chân mới biết lời nguyện xưa đã ứng! Cụ Tam đại trở về dương thế vì một chuyện bí mật nào đó chưa ai được rõ! Dũng con, hãy xem lại lòng bàn chân!
[br]Trần Dũng vội theo lời phu nhân, cởi giày vớ, soi nến nhìn lòng bàn chân mình. Thật ngoài sức tưởng tượng! Lòng bàn chân phải có chữ Trần, lòng bàn chân trái có chữ Dũng, mờ mờ nét chàm xanh. Từ ra đời đến giờ chàng trai chưa bao giờ để ý thấy, vì cũng hơi giống như các nét chỉ dọc ngang thường có!
[br]- Thầy con để di vật trong tay! Chỉ riêng Trần Dũng mới được nhận! Chuyện bí mật có liên quan đến … chứng bệnh đau ngực của dòng họ ta!
[br]Nghe mẹ nói, Trần Dũng vội ngó kỹ thi hài phụ thân, lúc đó mới nhận ra hai bàn tay ông vẫn nắm chặt, không ai gỡ nổi!
[br]Chàng trai bàng hoàng kinh dị lặng đi hồi lâu mới run giọng khấn :
[br]- Nếu con là tằng tổ phụ đầu thai, xin cho nhận di vật!
[br]Lạ thay! Dũng vừa chạm, tay ông già đã mềm như bún. Bàn tay trái ông có một mảnh giấy gấp nhỏ, nét chữ thảo đã run run hẳn :
[br]“Di vật tổ phụ để trong hộp “sắc”. Chỉ mình Trần Dũng mới lấy được chìa khoá mở hộp đó. Xin tha tội đứa cháu nội bất hiếu đã có lúc định quên hẳn di ngôn tổ phụ.”
[br]Chàng trai cúi đầu, cầm lấy chìa khoá rồi một mình bước sang gian phòng thờ.
[br]Ánh nến vật vờ úa vàng trên bàn thờ. Trần Dũng nhìn dãy bát hương, bài vị, thần chú xếp đặt trên đó, bỗng giật mình nhìn thấy hai chữ Trần Dũng trên bài vị tằng tổ phụ. Sau bài vị có đặt hộp “sắc” dài chạm trổ, sơn son thếp vàng.
[br]Dũng mang xuống đặt lên chiếc bàn độc thấp, lựa chìa khoá mở ra. Trong hộp đầy “sắc” vua phong. Dưới đáy còn một tầng kín, mở ra thấy có một khẩu súng lục cổ, một thanh gươm, một chiếc tù và bằng sừng linh dương, một tấmhoạ đồ đặc biệt và một cuốn sách nhỏ, bìa da báo gấm, ngoài có tấm biển vàng khắc hàng chữ
[br]“Tĩnh Biên phó sứ Trần Dũng di thư”Bồi hồi, chàng trai mở sách ra. Trang đầu có mấy hàng chữ Hán lớn, viết lối chân phương.
[br]“Cái văn : Phụ tác tử thừa, thử chi vị kế, bất cải ư tổ tông chi đạo, khả vị hiếu hĩ.”
[br](Thuờng nghe: Cha làm con theo đó là nối, không đổi đạo tổ tiên, ấy là hiếu.)
[br]Các trang sau viết rất theo lối chữ Nôm thảo coi rất hoa mỹ tỏ rõ tay bút tài hoa khác người :
[br]“Chúc thư lập nguyền của Trần Dũng để lại cho con cháu, chi phái trực hệ dòng họ Trần ta.
[br]Ta cầm bút thảo những dòng này khi lên cơn đau tức ngực, linh cảm sắp gần đất xa trời, và biết chắc là chứng bệnh quái gở này sẽ thành bệnh di truyền trong chi phái nhà ta. Lỗi tại ta hay tại số mệnh?
[br]Ta sinh ra trong cửa tướng, từ nhỏ chỉ biết phòng văn, trường võ, lớn lên xông pha trăm trận, chỉ biết vui thú với mũi tên hòn đạn.
[br]Nhưng gặp hồi vận nước suy vi, quan hủ tham quan đầy cõi, đến nỗi để mất nhân tâm hơn di tịch, ta biết dầu có lầy gan nát óc, dày công hãn mã cũng khó cũng khó mong xoay lại nước cờ. Tuy vậy đã làm tướng không lẽ cúi đầu khuất phục? Ta đánh trận suốt Bắc Trung Nam, đương thời đã sống dưới cờ Hoàng Kế Viêm, Tôn Thất Thuyết, Ông Ích Khiêm, cùng đánh quân Tây Dương , đáng giặc cờ vàng Hoàng Sùng Anh, cờ trắng Bàn Văn Nhị. Và hồi cùng ông Thuyết đánh cờ vàng tháng tám năm Ất Hợi (1875) trong trận đất Vĩnh Tường, chính ta đã bắn què Hoàng Sùng Anh, bắt sống y!
[br]Ta lại quen thân với tướng giặc cờ đen Lưu Vĩnh Phúc và con nuôi Lưu là Woòng Nhì. Ta thường được cử hợp binh triều với cờ đen đánh quân Tây Dương, ngày tướng cờ đen Bá Dương bắt sống Henri Rivière tại Cầu Giấy, ta cùng Lưu nằm miệt Phùng bày kế.
[br]Nhưng sau, triều đình phải ký hoà ước với Tây Dương, sai người ra Bắc triệu các tướng về và báo tin cho Lưu Vĩnh Phúc biết.Lưu cứ đánh, ta hợp với Lưu tiếp tục mở trận khắp các miền Sơn Tây, Phú Thọ, Tuyên Quang lên tận Lào Cai…
[br]Ngày kia Tây Dương tụ quân mạnh đánh tràn, chúng ta phải rút vào rừng.
[br]Một đêmta cùng Woòng Nhì xuyên sơn sang miền Phong Sa Ly đánh giặc, không ngờ lại bị địch phục kích chặn ngay tại biên thùy, quân thua tứ tán, ta bị thương một mình một ngựa chạy bừa, tới miền ba biên giới bỗng lạc vào một cõi thần tiên của bà chúa Ngàn. Cõi này không ai đến nỗi, có núi Bạc, núi Vàng, có nguồn nước trường sinh. Bà chúa Ngàn ngự trị đã nhiều thế kỷ nhờ nguồn nước lạ đó. Bà chữa thương cho ta, và chắc có tiền duyên nên vừa gặp ta cùng bà đã yêu nhau tha thiết.
[br]Nhưng ta còn vợ con, còn nghĩa vụ, nửa năm sau ta ngỏ ý đòi về thu xếp việc riêng, hẹnnăm năm sau sẽ trở lại với nàng.
[br]Nàng trao ta một bình nước, một cái sừng linh dương, nghẹn ngào bảo :
[br]- Ai đã đi vào Ngàn này, uống nước ăn cơm, ngửi hương hoa đều có thể trường sinh. Tuy nhiên nếu một ngày mà không có nước Ngàn, sẽ thắt tim tắt thở mà thác! Bình nước này chàng giữ cho cẩn thận, mỗi ngày uống một ngụm, lau mình một ngụm, đủ năm năm chàng trở lại, thiếp chờ. Chàng cứ an lòng lo việc đời, dẫu sao dời vật đổi thiếp vẫn chờ. Dù hàng năm, hàng thế kỷ, đời đời! Kiếp này nếu chàng gặp tai biến, thiếp sẽ chờ kiếp sau, kiếp sau nữa! Hãy tới vùng tháp Cửu Tiên, thổi chiếc sừng linh dương, thiếp sẽ ra đón chàng! Xinchàng chớ phụ! Đừng để bệnh thắt tim thành bệnh lưu truyền cho con cháu! Ngoài đời còn loạn!
[br]Ta cảm động đỡ lấy, cùng nàng ân ái biệt ly. Khi tỉnh dậy đã thấy nằm trên tháp, mùi da thịt nàng còn ướp nồng ngực áo.
[br]Ngựa buộc ngay chân tháp. Ta lên ngựa ra roi, xuyên lâm tìm về bản dinh Lưu vĩnh Phúc. Sơn lâm hiểm cố, đường đèo rong ruổi, hoàng hôn vừa đổ chợt tuấn mã hú lên một tiếng, sa tiễn chết luôn!
[br]Lưu Vĩnh Phúc đã về Tuyên Quang. Ta lần về Tuyên may gặp Woòng Nhì, Woòng đưa ta đi gặp cha nuôi. Chủ soái cờ đen, đề đốc Nam triều đang nằm hút thuốc phiện trông già hẳn đi. Giọng Lưu thật bi hùng :
[br]- Triều đình kí hoà ước nhận cuộc bảo hộ rồi! Tây Dương lại nhờ triều đình Mã Thanh triệu Lư này về trấn Đài Loan! Nhưng nhiều tướng không chịu! Tướng Tây mới đánh Sơn Tây, Hưng Hoá, sắp đánh Tuyên Quang! Hoàng Kế Viêm bãi binh về Huế rồi! Lưu này đánh trận tại đây hai mươi năm, gờ vẫn giúp nước Nam! Tiên sinh tính sao?
[br]Ta nắm tay Lưu cảm động, thâm tâm định sẽ trông vào núi Bạc, núi Vàng của bà chúa Ngàn, lấy tiền mộ quân hợp chiến.
[br]Ta bèn lẻn về Sơn Tây đem gia quyến lên Tuyên Quang.
[br]Ngay hôm sau Tây tiến đánh Tuyên Quang, ta cùng quân cờ đen vừa chặn vừa rútm nào ngờ lúc đã đóng yên trong rừng, xem lại mới hay bình nước Ngàn đã bị đạn xuyên thủng lỗ chỗ, nước quí đã cạn từ lâu vì một viên soi ngược từ dưới đáy lên!
[br]Hỡi ôi! Nghiệt số! Mắt ta đã hoa, tim đang thắt! Không! Ta sẽ trở lại gặp nàng! Ta viết tên vào lòng bàn chân vì sợ sẽ quên tiền kiếp mình! Hỡi con cháu! Nếu đẻ ra kẻ nào có tên dưới chân, là ta đó! Hãy trao chúc thư cho Trần Dũng hậu thân! Trần Dũng! Hãy tìm tới xứ Ngàn, dẫu đã lâu hàng bao thế kỷ! Nàng đang chờ cố nhân! Dòng họ ta sẽ hết bệnh di truyền! Nếu không tin, ngươi có quyền đốt hết di thư di vật, sống đời cháu chắt, coi như tất cả chỉ là cơn mê sảng của tiền nhân! Nếu đi, hãy chờ năm Tý, năm Trần Dũng về trận, vì ta lập nguyện sẽ trở lại xứ Ngàn vào năm Tý!”
[br]Chàng tuổi trẻ gấp cuốn chúc thư lại, lòng bàng hoàng như đang trong cõi mộng.
[br]Rất lâu chàng khẽ thở dài, cúi xem lại lòng bàn chân rồi nhìn lên tấm bài vị của cụ Tam đại, lẩm bẩm :
[br]- Chân có chữ, sinh năm Tý, ta là hậu thân của tằng tổ phụ! À, giờ mới hiểu tại sao từ
[br]ngày có trí khôn ta hay buồn mang mang như nhớ về dĩ vãng xa xăm…
[br]- Ngưng!
[br]Hai đối thủ cùng dãn ra lùi về hai góc dài, thở dốc. Hoàng Đạt quay sang chàng môn sinh cao kều, nghiêm mặt bảo :
[br]- Cú Swing dùng bừa bãi như vậy rất nguy hiểm! Quả đấm tạt đó chỉ nên dùng khi đối phương đã thấm đòn, mệt, không còn khả năng tránh né lanh lẹ! Khi đó nó được dùng như một đòn kết thúc đẩ “nốc ao” đối thủ! Cũng tựa như trường hợp cú đấm xốc Uppercut vậy! Nên nhớ, đòn Swing tuy mạnh nhưng chậm vì phải vận hành một cự ly dài, do đó đối phương dễ chặn đỡ hoặc tránh né! Đồng thời khi đấm hụt ta cũng dễ bị phản côn glịa bằng đòn đấm móc của đối thủ, hiểu?
[br]Chàng phác hoạ bằng động tác để giải thích thêm cho rõ ý, đoạn ra lệnh cho cả hai :
[br]- Tiếp tục trận đấu!
[br]Hai môn sinh lại xáp vào nhau, tiếng găng “bốc” đập vào người thình thịch.
[br]Cả hai đều thụ giáo môn quyền Anh với chàng khá lâu nên tương đối vững về mặt kỹ thuật, đánh đỡ, tránh né xem ra cũng thành thạo, tuy chưa đủ “cứng” để có thể thượng đài tranh giải, so găng với các “yêng hùng” trên thiên hạ!
[br]Hoàng Đạt nghĩ thầm, mắt theo dõi trận đấu dượt của môn sinh.
[br]Bên dưới võ đài, hơn hai chục tay đấm học trò khác chăm chú xem, vẻ say mê hiện rõ trên từng gương mặt trai trẻ.
[br]Đó là đám môn sinh chưa trưởng thành về tài nghệ hoặc chỉ mới nhập môn được ít lâu.
[br]Xế trong góc sân, một toán khác gần chục người thuộc lớp đàn anh đangnhảy dây, đánh bao cát, bóng bật v.v… cùng ôn luyện những bài tập.
[br]Xong trận đấu dượt của hai môn sinh, Hoàng Đạt vừa nhảy xuống đài thì ngườiđồ đệ trưởng tràng tiến lại lễ phép nói nhỏ với chàng mấy câu .
[br]- Được! Tôi ra ngay! Cậu điều khiển lớp thay tôi!
[br]- Thưa vâng!
[br]Đạt vào phòng thay áo rửa mặt rồi trở ra ngoài.
[br]Một thiếu nữ đang ngồi xem báo đợi chàng tại phòng khách. Nàng vận âu phục, quần dài kiểu thể thao, áo sơ mi bó chẽn ngắn tay tóc uốn chảy theo lối con gái tân thời thành thị. Thoáng nhìn cũng thấy ngay đó là một thiếu nữ theo Tây học, con nhà khá giả, nhan sắc xinh đẹp hơn người.
[br]- Em chờ anh có lâu không?
[br]Hoàng Đạt ngồi xuống chiếc ghế đối diện nàng. Thiếu nữ ngẩng lên nheo mắt nhìn chàng giây lát, nhướng cao mày liễu hỏi lại :
[br]- Ý anh hỏi chờ ở đây hay … chờ ở nhà?
[br]Giọng nàng ra chiều hờn dỗi khiến Đạt vội cười … cầu hoà :
[br]- Cả … hai!
[br]- Hứ! Chính xác tại nôi đây thì mới khoảng 15 phút thôi! Nhưng chờ ở nhà thì đúng một tuần rồi! Hừ! Anh đi đâu mà em đến tìm ba bốn lần, cả đây lẫn đằng nhà đều chẳng gặp? Nói nghe nào!
[br]Thiếu nữ trợn mắt doạ, nửa đùa nửa như … muốn khóc.
[br]Hoàng Đạt thầm kêu khổ trong lòng, gượng cười nhìn quanh, bảo nàng :
[br]- Chuyện hơi dài dòng! Giò chúng mình cùng đi ăn trưa, anh sẽ kể em nghe! Nào, Ngọc Bích!
[br]Không chờ người yêu tỏ thái độ, chàng kéo nàng đứng lên đi luôn.
[br]Đạt mở máy cho xe khởi động bảo nàng :
[br]- Trưa nay người yêu bé nhỏ của anh muốn dùng cơm Tây, cơm Tàu hay cơm Việt?
[br]- Cái đó tuỳ anh! Em thì chả thiết gì cơm với nước! Hừ! Nên nhớ anh chưa trả lời câu hỏi em đấy nhé!
[br]Ngọc Bích vẫn chưa hết hờn dỗi, khuôn mặt kiều mị còn nhuốm sắc giận, tuy ánh mắt có vẻ hài lòng vì câu nịnh đầm … rất xưa của chàng.
[br]Đạt hiểu nàng ghen bóng gió vì chuyện chàng đột nhiên vắng mặt trong mấy ngày qua.
[br]Hai người quen nhau đã gần ba năm. Thoạt đầu Hoàng Đạt chỉ xem nàng như một người bạn gái dễ mến trong số những cô gái ái mộ tài ba và danh tiếng của chàng. Nhưng cô nữ sinh tân thời nói tiếng Pháp đúng giọng như đầm, đàn giỏi hát hay, ham thích thể dục thể thao, lại yêu chàng tha thiết đến cảm động không ngờ! Đã nhiều phen nàng thẳng thừng cự tuyệt những đámmai mối, ạm hỏi của bọn “vương tôn công tử” con nhà giàu có, gia thế tại Hà Nội, quyết ý chung thuỷ với người nàng yêu!
[br]Song thân nàng trước còn lấy làm buồn vì chuyện cô con gái độc nhất đem lòng yêu Hoàng Đạt - một tay “võ biền”! Chẳng phải “cậu cử”, “ông Đốc” gì cho xứng đáng với một tiểu thư đẹp và học thức như nàng.
[br]Tuy nhiên sau thấy không lay chuyển được tâm ý Ngọc Bích hai người đành chịu để tuỳ nàng lựa chọn bạn trăm năm. E nếu bức bách quá nàng đâm liều lĩnh thì nguy.
[br]Hơn nữa, qua gặp gỡ Hoàng Đạt dần dần thân phụ nàng hiểu rõ hơn về chàng và chính ông cũng cảm thấy mến con người “võ biền” nhưng không chỉ biết có sức mạnh của cơ bắp.
[br]Theo thời gian Đạt mặc nhiên được xem như một chàng rể tương lai trong gia đình, thường xuyên lui tới. Và gần đây, giữa đôi bên có cuộc dạm hỏi chính thức.
[br]Ngọc Bích với chàng việc hôn phối đã được ước định, chỉ còn chờ Đạt thu xếp chuẩn bị cho chu đáo. Phụ mẫu đều mất từ lâu, Hoàng Đạt sống tự lập đã quen, tuyệt không muốn nhờ vả ai, nhất là đối với gia đình bên nàng chàng lại càng giữ ý, tránh điều hiểu lầm không hay.
[br]Chiếc xe rẽ ngoặt vvề hướng phố Hàng Buồm, Ngọc Bìch liếc chàng cắnmôi như cố ngăn một nụ cười :
[br]- Anh có vẻ thích cơm Tàu nhỉ?
[br]Đạt không nhìn nàng, điềm nhiên gật :
[br]- Thích chứ! Còn gì thú bằng “ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, và lấy vợ Việt” … tên là Ngọc Bích!
[br]Thiếu nữ không khỏi bật cười khanh khách, nguýt yêu chàng :
[br]- Gớm! Dạo này anh có vẻ … láu tợn! Thật không ngờ!
[br]- Chứ sao! “Kẻ sĩ cách nhau ba ngày đã khác”! Em quêncâu đó rồi ư? Huống chi…
[br]Đạt bỏ lửng không tiếp, chợt nghĩ chẳng nên đùa dai khiêu khích người yêu trong lúc này làm gì!
[br]Chuyện vắng mặt vừa qua quả chàng có lỗi với nàng. Lẽ ra phải gởi điện tín báo nàng biết mình kẹt dự đám tang nhà họ Trần để nàng khỏi lo lắng mong đợi . Vì bận và bị choáng váng bởi câu chuyện dị thường ghê gớm của bạn nên chàng đâm quên khuấy mất.
[br]Khi hai người đã ngồi yên trên gác hiệu ăn, Hoàng Đạt chậm rãi mở đầu :
[br]- Sở dĩ anh vắng mặt bất thường trong nhhững ngày vừa qua là vì…
[br]Chàng hạ giọng kể lại chuyện đám tang phụ thân Trần Dũng cùng điều bí ẩn về thân thế của bạn cho nàng nghe.
[br]Ngọc bích càng lúc càng thêm sửng sốt đến nỗi Hoàng Đạt phải mấy phen ra hiệu nhắc nhở nàng mới không kêu lên vì xúc động trước diễn tiến của câu chuyện.
[br]- Trời! Chẳng khác gì chuệyn thần thoại trong cổ tích! Nếu chẳng phải do anh kể chắc em đã cho là … bịa! Thật kinh khủng! Như vậy, theo anh nghĩ phải chăng những chuyện ly kỳ về tiền thân tiền kiếp con người là có thực?
[br]Nàng lộ vẻ băn khoăn hỏi người yêu. Hoàng Đạt nhăn trán nghĩ ngợi, nhìnnàng bâng khuâng :
[br]- Thực hư phải chờ xem sao! Khoảng đầu tuần tới Trần Dũng sẽ lên đường đi tìm … dĩ vãng, theo chúc thư lập nguyện của Tằng tổ phụ tức là … tiền thân của anh ấy! Có lẽ anh cùng đi với Dũng! Mong em hãy giữ kín chuyện này! Trước khi kể cho anh nghe, Trần Dũng có yêu cầu anh hạn chế tiết lộ ra ngoài, tránh dư luận phiền phức!
[br]Ngọc Bích khẽ gật, ngó chàng đăm đăm :
[br]- Anh sẽ đi với anh Dũng ư?
[br]- Đi để giúp anh ấy một tay! Anh từng qua lại vùng Tây Bắc nhiều bận nên tạho đường hơn Dũng!
[br]Hoàng Đạt giải thích tiếp :
[br]- Đó là do anh tự nguyện! Tình bạn giữa đôi bên khiến anh chẳng thể để một mình Trần Dũng xông pha trên vùng núi biên thuỳ đầy bất trắc, e không khéo anh ấy gặp chuyện rủi ro dọc đường trước khi tìm được … Xứ Ngàn của “người yêu từ kiếp trước”, xong việc anh sẽ trở về.
[br]Ngọc Bích cúi đầu suy nghĩ.
[br]Nàng biết Trần Dũng là người bạn trai chí thân với Hoàng Đạt, đồng thời cũng rất qúi mến chàng. Câu chuyện lạ lùng về thân thế Trần Dũng khiến nàng cảm thấy mình bị lôi cuốn ghê gớm.
[br]Lại nữa thâm tâm chẳng muốn người yêu rời xa mìh theo bạn dấn thân vào cuộc viễn hành đáng lo ngại đó. Nàng vụt quyết định rất nhanh trong đầu, buông gọn :
[br]- Em sẽ cùng theo anh!
[br]Hoàng Đạt ngửng mặt dòm sững người yêu, tưởng chừng nghe lầm :
[br]- Em bảo sao?
[br]- Bảo sẽ cùng anh “hộ tống” anh Dũng tới gặp … bà chúa Ngàn!
[br]Ngọc Bích rành rọt nhắc lại ý nàng, miệng mỉm cười hóm hỉnh, chừng thú vị khi thấy chàng kinh ngạc.
[br]Hoàng Đạt yên lặng nâng cốc uống cạn một hơi, giây lâu mới nói :
[br]- Táo bạo đấy! Chắc em chưa hình dung hết những khó khăn trong chuyến đi của bọn anh! Này nhé…
[br]Bằng giọng ôn tồn chàng phác họa cho người yêu thấy những nỗi gian khổ, hiểm nguy sẽ phải đương đầu dọc đường, khó tránh!
[br]Qua kinh nghiệm bản thân chàng từng trải qua trong những thángnăm giang hồ lưu lạc trên mạn ngược! Từ những chuyện thông thường ở các cùng “ma thiêng nước độc” như bệnh tật, phong thổ khí hậu, thú dữ … cho tới kể cả nạn cường sơn đạo tặc, thảo khấu lục lâm hoành hành cước bóc, bắt người đem bán v.v.
[br]Nghe qua Ngọc Bích chẳng chút nao núng, điềm nhiên :
[br]- Nhưng đã có anh bên cạnh, việc gì em phải sợ! Nếu giả như chạm trán bọn phi tặc, mình anh đủ mạnh bằng … một đội binh rồi! Huống chi anh Trần Dũng cũng là tay “có nghệ” bản lãnh chẳng tầm thường! Còn em, anh quên em đã từng tập võ Nhu Đạo rồi sao! lại được thụ giáo chân truyền với anh bấy lâu, đâu dễ bị kẻ nào … bắt nạt!
[br]Vẻ tự tin nơi cô tiểu thư bướng bình khiến Hoàng Đạt thầm kêu khổ. Chàng cố tìm cách loại bỏ ý định liều lĩnh của nàng :
[br]- Cứ cho là vậy đi! Tuy nhiên… còn hai cụ ở nhà? Chẳng khi nào các cụ chấp thuận một cuộc phiêu lưu như vậy! Chưa tính đến trường hợp Trần Dũng không đồng ý và trách anh là kẻ … nhiễu sự! Hãy nghe anh, Ngọc Bích!
[br]- Chuyện xin phép gia đình em sẽ thu xếp ổn thoả! Anh khỏi bận tâm! Còn về phần Trần Dũng, em nghĩ anh ấy chẳng nỡ phản đối sự có mặt của em trong chuyến đi! Nên nhớ, nếu anh đi vì bạn thì em cũng có quyền đi vì … chồng sắp cưới! Để mình anh đưa Trần Dũng tới “Xứ Ngàn” em chẳng yên tâm tí nào! Lỡ như có cô nào ở đó phải lòng Hoàng Đạt của em… thì nguy to!
[br]Nàng nheo mắt nhìn chàng cười nụ, Đạt lảng tránh ánh mắt soi mói của người yêu, kín đáo thở dài.
[br]Chàng chợt nhận ra dường như mình đã sai lầm khi tiết lộ với người yêu về chuyến đi sắp tới.[br][br][br]Ít ngày sau, một buổi tối vào độ hạ tuần tháng Chạp năm Hợi, có một chàng tuổi trẻ đeo hành trang, đáp tàu lên Hà Nội, vẻ mặt đầy bí ẩn.
[br]Tàu đến ga Hàng Cỏ vào khoảng bảy giờ tối, chàng trai đón xe tay về thẳng khu Ngã Tư Sở.
[br]Xe ngừng trước một ngôi nhà mái ngói có sân rộng, ngay cạnh đường Láng chàng xuống xe trả tiền đoạn gọi cổng.
[br]Chừng hơn phút sau một người đàn bà chạy ra, nhác thấy vội đon đả chào :
[br]- Bẩm cậu! Mời cậu vào chơi!
[br]Chàng trai thoáng cau mày hỏi chị giúp việc, lách vào :
[br]- Cậu Cả đi vắng rồi ư?
[br]- Bẩm! Cậu con vừa đưa cô Ngọc Bích lên phố, có dặn nếu cậu đến , bảo cứ ngồi chờ cậu con về! Chắc cậu mới lên chưa ăn tối, để con dọm cơm cho cậu dùng!
[br]- Thôi khỏi! Tôi đã ăn trên tàu rồi. Chị pha giùm ấm trà ngon là đủ!
[br]Chàng trai chính là Trần Dũng, theo lời hẹn với Hoàng Đạt từ trước, Dũng lên Hà Nội ghé qua nhà bạn để mai cùng nhau lên đường.
[br]Vốn từng lui tới nhà bạn thường xuyên, Hoàng Đạt lại ở một mình với người giúp việc nên Trần Dũng cứ tự nhiên, cất hành lý xong đi tắm.
[br]Khi chàng trở ra vừa lúc nghe tiếng còi xe hơi ngoài cổng.
[br]- Anh chàng đã về tới!
[br]Dũng nghĩ thầm, lững thững tiến ra.
[br]Hoàng Đạt mở cửa xe cùng người yêu bước xuống, tay xách nách mang hai ba gói lớn, chừng vừa đi mua sắm trên phố về.
[br]- Cậu đợi mình có lâu không? Xin lỗi!
[br]- Hai ông bà sắm sửa gì mà nhiều thế?
[br]Trần Dũng cười nhẹ hỏi, Ngọc Bích khẽ rước lời đáp :
[br]- Dạ! Mua thêm vài thứ lặt vặt phòng khi đi đường cần dùng đến! Anh Dũng này! Em xin phép ngỏ lời…
[br]Nàng tỏ ý chia buồn về cái tang phụ thân Trần Dũng
[br]Cả bọn vào nhà, Hoàng Đạt rót trà mời, vẻ băn khoăn bảo bạn :
[br]- Dũng à! Mình có điều muốn hỏi xem ý bạn ra sao…
[br]Đạt kể việc người yêu đòi đi theo, Ngọc Bích hơi ngượng, phân trần :
[br]- Chẳng phải em có tính hiếu kỳ… chỉ lo hai anh lặn lội đường xa không ai chăm sóc, có em theo dẫu sao cũng đỡ tay lo liệu được mấy việc lặt vặt!
[br]Trần Dũng liếc nhanh bạn như ngầm trách, trầm ngâm hồi lâu đoạn thở dài khẽ gật :
[br]- Thôi được ! Nếu chị Ngọc Bích đã quyết thì …mai chúng ta cùng lên đường. Chuyến đi này chắc chắn sẽ nhiều gian truân,chỉ e hai bạn phải chịu vất vả thái quá vì tôi! Thật Dũng này chẳng biết nói sao, để cảm tạ tấm lòng của hai bạn!
[br]Thấy Trần Dũng đồng ý, Ngọc Bích tươi hẳn mặt, nàng nhoẻn cười hồn nhiên :
[br]- Ồ! Có gì đâu! Được anh cho theo là quí lắm rồi! Anh biết không, suốt cả tuần nay em luôn bị thôi thúc bởi chuyện này! Có đêm còn mơ thấy cảnh ba người chúng ta lang thang trong rừng sâu, lạc tới một cái tháp cao lắm, hình như có chín tầng thì phải, rồi…
[br]Nàng chợt ngưng bặt vì Trần Dũng vụt ngây người, sắc mặt biến đổi. Dưới ánh đèn điện vàng vọt, thân dáng khuôn diện chàng tuổi trẻ họ Trần toát ra một vẻ lạ lùng, đến nỗi cả nàng lẫn Hoàng Đạt cùng thoáng giật mình dòm sững.
[br]Bất giác Ngọc Bích cảm thấy thấy rờn rợn, nàng nắm tay người yêu, mắt không rời Trần Dũng.
[br]- Anh! Sao bỗng dưng…
[br]Nhưng chàng trai họ Trần đã thở phào một hơi lẩm bẩm như kẻ nói mê :
[br]- Tháp chín tầng! Chính là tháp Cửu Thiên có ghi trong chúc thư truyền đời! Chuyện này chỉ mình ta biết, chưa hề kể với ai… sao Ngọc Bích lại mơ thấy? Sự trùng hợp đó có ý nghĩa gì?
[br]Chừng qua cơn xúc động, Trần Dũng có vẻ “tỉnh” hơn, ngó Hoàng Đạt ôn tồn hỏi :
[br]- Hình như tớ chưa đề cập tới tháp Cửu Thiên với cậu, đúng không?
[br]- Phải! Cậu chỉ nhắc tới “Xứ Ngàn” tại vùng ba biên giới Việt – Trung – Lào mà thôi!
[br]Đạt gật đầu xác nhận.
[br]- Thế mà bà đầm của cậu mơ thấy nó! Trong chúc thư truyền đời do … cụ Tam Đại để lại có dặn tìm đến tháp Cửu Thiên, nổi âm sừng linh dương…. “Nàng” sẽ ra đón!
[br]Ánh mắt Trần Dũng dường như lạc vào khoảng không gian xa xôi mênh mông nào đó … đắm chìm … mênh mang…
[br]Rồi chàng tuổi trẻ họ Trần chầm chậm lôi trong ngực áo ra một tấm hoạ đồ.
[br]Tấm họa đồ do cụ Tam đại để lại.
[br]° °
[br]°
[br]Chuyến tàu Hà Nội - Lào Cai lao nhanh trên thiết lộ, tiếng bánh sắt âm vang như tiếng nghiến rít của một con quái vật khổng lồ từ thời tiền sử trở mình thúc giấc giữa đêm rừng mờ nhạt trăng sao.
[br]Trong toa riêng hạng nhất, Hoàng Đạt, Trần Dũng lặng lẽ ngồi đối ẩm bên cửa sổ, không ai nói một lời, chừng cả hai chàng tuổi trẻ cùng mãi theo đuổi những ý nghĩ của riêng mình.
[br]Xế sau lưng Hoàng Đạt, trên chiếc giường sắt gắn liền vách, Ngọc Bích nằm quay mặt vào phía trong đang thiu thiu ngủ.
[br]Bỗng con tàu rít lên một hồi còi thé lạnh, chậm dần rồi dừng lại. Hoàng Đạt thò đầu ra cửa sổ quan sát bảo bạn :
[br]- Tới ga Yên Bái rồi! Giờ cậu nằm nghỉ cho khoẻ, lát sẽ đổi phiên! Đường từ đây lên Lào Cai dạo này nghe nói không yên lắm, thỉnh thoảng vẫn xảy ra chuyện cướp bóc trên tàu! Cần chia nhau thức, phòng khi hữu sự!
[br]Trần Dũng khẽ gật đầu chầm chậm đứng lên về giường nằm.
[br]Hoàng Đạt ngồi một mình, mơ màng ngắm trăng liềm cài trên nền trời đen sẫm mênh mông…
[br]Ba hồi còi lại vang lảnh đêm sương, con tàu rùng mình chuyển bánh tiếp tục hành trình ngược lên phía Bắc.
[br]Chàng trai họ Hoàng châm một ấm trà Thái Ngguyên hảo hạng, đốt thêm điều thuốc xì-gà Ăng lê, im lặng nhả khói.
[br]Chợt có tiếng động sau lưng, Hoàng Đạt quay lại. Ngọc Bích nhẹ nhàng đến bên chàng ngồi xuống.
[br]- Em ngủ tiếp cho khoẻ! Mình anh thức đủ rồi!
[br]Đạt âu yếm vuốt tóc người yêu, Ngọc Bích ngả đầu lên vai chàng không đáp.
[br]Bốn mắt giao nhau, sâu thẳm, Hoàng Đạt liếc nhìn về phía Trần Dũng, đoạn từ từ cúi xuống đặt một cái hôn nồng cháy lên đôi môi hé mở chờ đón của nàng.
[br]Rất lâu hai người tuổi trẻ mới buông nhau ra, Ngọc Bích đỏ bừng má ngây ngất, vụng về vuốt lại nếp áo.
[br]- Tuyệt diệu!
[br]Hoàng Đạt lim dim mắt, buột miệng khẽ thốt. Thiếu nữ tháng ngỡ ngàng hỏi lại :
[br]- Anh bảo sao?
[br]- Anh khen … nụ hôn tuyệt diệu!
[br]Đạt cười ranh mãnh khiến nàng càng thêm ngượng ngùng quay đi làm mặt giận.
[br]Thình lình có tiếng chân chạy rầm rập rồi cánh cửa bị xô rầm, mở tung.
[br]Ngọc Bích giật mình kêu lên, liền mấy bóng từ ngoài nhảy vọt vào trong toa, súngluc chĩalăm lăm. Thảy đều bịt mặt, chỉ để mở dôi mắt, mũ rộng vành kéo sụp.
[br]Mộ tên dáng lực lưỡng chừng chỉ huy cả bọn, ve vẩy mũi súng ra lệnh :
[br]- Tất cả giơ tay lên, ngồi im tại chỗ! Nhúc nhích ta bắn nát sọ!
[br]Ngọc Bích lo lắng nhìn người yêu ngầm hỏi, Hoàng Đạt bình thản gật đầu đoạn làm theo lời bọn lạ.
[br]Xế trong góc toa Trần Dũng vẫn nằm im trên giường hình như chẳng hề hay biết chuyện xảy ra.
[br]- Lục soát người chúng!
[br]Tên chỉ huy hất hàm bảo đồng bọn. Hai gã khác lập tức tiến lại chỗ Hoàng Đạt và Ngọc Bích.
[br]Chàng võ sư vừa khẽ đá chân người yêu dợm chuyển mình ra tay, bỗng thấy loáng mấy ánh chớp liền tiếp cùng tiếng kêu rú đau đớn . Cả hai gã cùng tên đầu đảng nhất loạt ôm tay nhăn nhó, súng rơi lăn lóc dưới đất.
[br]Không chậm trễ Hoàng Đạt kéo luôn Ngọc Bích nhào xuống sàn tàu, cùng lúc phất vụt tay về hướng tên còn lại đứng trấn bên cửa toa.
[br]Chát!
[br]Chiếc ấm trà quật mạnh giữa trán tên cướp vỡ tan, y lảo đảo ngã gục xuống máu loang đầy mặt, có vòi.
[br]Ba tên kia còn đang lúng túng trước diễn biên bất thần, hoảng hốt nhìn quanh. Hoàng Đạt đã lăn vèo tới lia chân quét nhanh một ngọn Tảo Diệp thối hất bắn gã vào vách.
[br]Liền mấy cú đấm tung ra hai thân xác cao lớn đổ sụm luôn trên sàn.
[br]Chàng trai họ Hoàng định quay sang tên đầu đảng nhưng Ngọc Bích qua phút bàng hoàng, chừng phấn chấn tinh thần thấy người yêu áp đảo bọn cướp, cũng phóng tới tấn công luôn.
[br]Gã đầu đảng lãnh trọn một cước vào ngực nhưng xem chừng giữa chừng chưa núng, nén đau giật phăng mũi dao lá lan ghim trên tay khoa lên trả đòn. Khiến Ngọc Bích phải thối lui liên tiếp tránh những nát đâm trí mạng của đối phương.
[br]E nàng bị thất thế Hoàng Đạt nhảy phắt lại. Bằng một thế cầm nã độc đáo chàng bắt dính tay dao vặn chéo ra sau, tay kia túm dây lưng y, hét lên một tiếng như sấm nổ ném vụt thân hình lực lưỡng của tên cướp bay qua cửa sổ toa.
[br]Tiếng rú thất thanh hút chìm trong đêm rừng lộng gió…
[br]- Mình ra xem còn tên nào ở ngoài không! Cậu với “bà đầm” cứ yên tâm ở đây!
[br]Có tiếng Trần Dũng sau lưng, Hoàng Đạt nhìn lại thấy bạn còn ve vẩy mấy lưỡi dao lá lan trên tay, vẻ thản nhiên bình tĩnh lạ lùng.
[br]Thì ra lúc bọn cước xông vào toa Trần Dũng biết ngay nhưng vờ ngủ say chờ cơ hội hạ chúng.
[br]Chính chàng đã ném dao tước súng của ba tên vừa rồi.
[br]- Không ngờ cậu có ngón phi đao lợi hại ghê gớm! Thế mà bấy lâu nay tớ nào có biết!
[br]Đạt vỗ vai bạn thán phục nói luôn :
[br]- Để tớ cùng ra với cậu! Không chừng chừng mấy toa khác cũng bị rồi!
[br]- Khỏi! Mình tớ đủ rồi!
[br]Trần Dũng xua tay nhảy vèo ra cửa lần xuống mấy toa dưới xem sao.
[br]Hoàng Đạt nhặt mấy khẩu súng gom lại một đống, cùng người yêu ngồi canh chừng bọn bị đánh ngất.
[br]Chừng mấy phut sau Trần Dũng quay trở lại nhún vai bảo :
[br]- Không chuyện gì xảy ra ở các toa khác! Tàu cũng vắng! Hình như chúng chỉ nhắm vào toa bọn mình! Giờ mấy tên này tính sao đây?
[br]- Hoặc trói lại giao chúng cho nhân viên hoả xa, nhờ chuyên chở cho nhà chức trách tại ga gần nhất! Hoặc tống chúng đi theo cách những tay… giang hồ mã thượng cho êm khỏi phải thủ tục lôi thôi mất thì giờ!
[br]- Ừ! Vậy cho tiện!
[br]Lập tức Hoàng Đạt, Trần Dũng lôi ba tên cướp dậy. Chúng tuy ngất nhưng chỉ bị thương nhẹ, được lay tỉnh, lấm lét nhìn hai chàng, lộ vẻ kinh hãi, ấp úng xin tha.
[br]Hoàng Đạt giật soạt luôn mấy chiếc khăn che mặt, nheo mắt dòm, gật gù, quay tít khẩu súng lục trên tay :
[br]- Mặt mũi xem ra cũng khá … cô hồn đó! Đáng lẽ ta cho bọn mi đi tù mọt gông, nhưng thôi… lần này ta rộng tha cho ! Về kiếm nghề khác làm ăn, nếu còn “hành nghề không vốn” lần sau gặp ta sẽ bắn nát gáo, nhớ!
[br]Cả bọn mừng rỡ sụp lạy dợm lui ra nhưng Hoàng Đạt gọi giật lại :
[br]- Khoan! Lối này!
[br]Chàng trỏ mũi súng về phía cửa sổ, ba tên cùng đưa mắt nhìn nhau do dự.
[br]Con tàu đang lao vùn vụt xuống dốc, nhảy xuống lúc này quả là chuyện mạo hiểm.
[br]- Nhanh lên! Chậm, ta đổi ý!
[br]Đạt lừ mắt ra lệnh, cả lũ vội thu hết can đảm, lần lượt phóng qua cửa sổ.
[br]- Xong! Kể như chúng mình lời được mấy cây “chó lửa” này! Hà hà!
[br]Hoàng Đạt ngắm nghía mớ súng thu được của bọn cướp. Toàn loại Rouleau “Smith and Wesson” rất tốt, nước thép còn mới, cả thảy có bốn khẩu. Chàng bảo bạn :
[br]- Cậu giữ hai! Tớ hai! Phòng có lúc dùng tới!
[br]Nhưng chàng trai họ Trần khẽ lắc đầu :
[br]- Khỏi! Tớ không quen sử dụng súng ngắn. Nếu phải cận chiến tớ chơi “đòn gió” tiện hơn! Vả lại mình còn hai khẩu Springfield loại săn voi, săn hổ, cần chi! Theo ý tớ chẳng nên giữ thứ đó làm gì, quẳng đi là hơn!
[br]Đạt hiểu bạn ngại trường hợp bị khám xét, e rắc rối với nhà chức trách. Chàng cười định nói nhưng nghĩ sao lại thôi, bèn trút đạn, ném súng xuống sông, chỉ giữ một khẩu, nhét trong áo.
[br]- Để dành nói chuyện với bọn phỉ!
[br]Đạt giải thích, Trần Dũng cũng thôi không phản đối.
[br]Từ đó ba người tuổi trẻ cùng thức, ngồi nói chuyện vãn đến sáng không thấy chuyện gì xảy ra nữa